Yêu cầu và các mô hình lắp đặt hệ thống mạng gia đình
Hệ thống mạng gia đình tuy không có quy mô lớn như trong các doanh nghiệp nhưng cũng cần được lắp đặt bài bản, bố trí hợp lý cho từng nhu cầu sử dụng. Mạng gia đình được triển khai đúng cách sẽ đem đến rất nhiều tiện ích và cả lợi ích có thể bạn còn chưa biết hết đấy nhé!
1. Hệ thống mạng gia đình là gì?
Hệ thống mạng gia đình hay còn có tên gọi khác là mạng dữ liệu gia đình. Chức năng của hệ thống này là liên kết các thiết bị với Internet và cũng là liên kết các thiết bị với nhau. Các thiết bị ở đây khá đa dạng bao gồm: máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại di động, tivi, máy in,…
Khi nhắc đến hệ thống mạng gia đình, ngoài mạng máy tính thì còn có thể sử dụng liên kết với tổng đài điện thoại ảo VoIP, hệ thống camera an ninh giám sát,…
Công nghệ kết nối mạng trong gia đình có thể là mạng có dây, mạng không dây hoặc nhiều người lựa chọn loại mạng hỗn hợp để phù hợp với điều kiện lắp đặt và sử dụng thực tế.
2. Vì sao cần lắp đặt hệ thống mạng gia đình?
- Bạn có cần kết nối máy tính, điện thoại hoặc TV để truy cập Internet?
- Bạn đang làm việc ở nhà và muốn kết nối đến hệ thống mạng ở công ty?
- Các thành viên muốn có hệ thống mạng LAN gia đình để chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, đảm bảo độ bảo mật cao hoặc sử dụng đến các thiết bị ngoại vi như máy in, máy scan,…?
- Với các game thủ, muốn kết nối nhiều game trực tuyến thì sẽ cần mua router có chức năng chuyển tiếp cổng.
Vậy thì đó chính là câu trả lời cho việc lắp đặt hệ thống mạng gia đình. Mạng dữ liệu gia đình ở đây đảm nhận được nhiều chức năng khác nhau, không chỉ kết nối máy tính đơn thuần mà còn rất nhiều các thiết bị khác. Chúng tạo thành một hệ thống kết nối chặt chẽ, có tổ chức, tiết kiệm thời gian và tiết kiệm cả chi phí.
Lắp đặt hệ thống mạng gia đình đúng cách tạo ra sự tiện ích cho tất cả các thành viên. Mạng dùng để làm việc, học tập, mạng để giải trí, hay mạng để đảm bảo hệ thống an ninh được cung cấp với đường truyền ổn định, mạnh mẽ. Hệ thống mạng được phủ sóng cho toàn bộ ngôi nhà, dù là nhà chung cư, hay nhà tầng mặt đất thì đều vô cùng cần thiết.
Đặc biệt các thành phần lắp đặt, tạo nên hệ thống mạng gia đình rất dễ kiếm, thường sẵn có với chi phí không quá đắt đỏ. Nếu có hiểu biết về kỹ thuật, bạn có thể tự thiết lập mạng đơn giản. Còn nếu cần hệ thống cao cấp hơn, bạn có thể tìm thuê các đơn vị lắp đặt với giá thành vô cùng phải chăng.
3. Các mô hình lắp đặt mạng hệ thống mạng trong gia đình
Hệ thống mạng gia đình thường được triển khai theo 4 phương pháp dưới đây. Bạn có thể dựa trên đặc điểm, ưu nhược điểm của từng mô hình cũng như mục đích sử dụng trên thực tế của mình để lựa chọn cách lắp đặt phù hợp nhất cho mình.
3.1. Mạng dây Ethernet
Khi lắp đặt hệ thống mạng gia đình, Gigabit Ethernet được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu. Ở đây các thiết bị cần kết nối với mạng Internet hay kết nối với nhau phải thông qua hệ thống dây cáp nối.
Ưu điểm
- Tốc độ truyền tải thông lượng cao tối đa lên đến 125MB/s.
- Độ bảo mật cao.
Nhược điểm
- Không thể kết nối với các thiết bị điện tử thông minh không trang bị cổng kết nối mạng như: máy tính bảng, điện thoại di động,…
- Hệ thống dây cáp chạy trong toàn bộ ngôi nhà nếu ở quy mô lớn thì có thể gây mất thẩm mỹ hoặc giấu dây lằng nhằng.
3.2. Mạng không dây Wi-Fi
Với hệ thống mạng gia đình hiện đại, không muốn đi dây cáp lằng nhằng, mất thẩm mỹ thì mạng không dây là lựa chọn tốt nhất. Hệ thống mạng này dùng để kết nối Internet cho nhiều loại thiết bị với các ưu nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
- Cài đặt dễ dàng, đơn giản, không cần chạy dây, tiết kiệm được chi phí đi dây, đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Chỉ cần có mật khẩu là vào được mạng, không cần đầu dây nối.
- Kết nối được nhiều loại thiết bị hơn.
Nhược điểm
- Tốc độ mạng chậm hơn so với mạng dây và chỉ hoạt động tốt trong vùng phủ sóng.
- Độ bảo mật kém nếu không được thiết lập đúng cách nên có thể bị tấn công từ bên ngoài.
3.3. Mạng Homeplug (Powerline)
Trong mạng Powerline sử dụng đường điện lưới để truyền tải các tín hiệu mạng. Mạng chuẩn HomePlug được sử dụng khi bạn cần có băng thông tin cậy với một số máy tính hay thiết bị nào đó mà không thể chạy cáp mạng. Dung lượng tối đa của mạng này lên đến 200MBps.
Tuy nhiên so với 2 mô hình mạng kể trên thì mạng Homeplug có phần kém phổ biến hơn.
3.4. Mạng hỗn hợp
Khi lắp đặt hệ thống mạng gia đình, bạn có thể kết hợp dùng cả mạng chạy dây và mạng không dây. Ví dụ: lắp mạng dây chạy ở phòng khách, phòng ngủ còn lắp hêm một modem phát wifi cho cả nhà để kết nối các thiết bị điện tử thông minh hoặc khi có khách tới.
Cách thức lắp đặt thì tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế. Có nhà thì chỉ cần một router với bốn cổng ethernet và có thêm tính năng điểm truy cập Wi-Fi đã là đủ. Nhưng cũng có gia đình muốn lắp đặt mạng chạy dây ở nhiều phòng hơn, hay mở rộng phạm vi phủ sóng của wifi đến tất cả các tầng.
Mạng hỗn hợp này thường được sử dụng với các ngôi nhà cao tầng, nhiều phòng. Bởi nếu chỉ chạy mạng dây thì sẽ tốn kém, kỹ thuật đi cáp khá lằng nhằng. Sử dụng mạng wifi thì có thể không phủ sóng được đến từng ngóc ngách trong căn nhà, mạng khi có nhiều người truy cập thì sẽ bị chậm.
4. Kết luận
Hệ thống mạng gia đình tuy không có nhiều yêu cầu cao như mạng sử dụng trong doanh nghiệp nhưng sẽ vẫn cần được thiết lập bởi những người có chuyên môn. Lắp đặt mạng phải phù hợp với mục đích sử dụng, môi trường cụ thể, lên bản vẽ thiết kế sao cho hài hòa với các hạ tầng khác trong ngôi nhà.
Và nếu như bạn cần được tư vấn, hỗ trợ lắp đặt hệ thống mạng trong gia đình bao gồm mạng Internet, mạng wifi, mạng LAN, mạng điện nhẹ,… hãy liên hệ ngay với Hoàng Việt nhé!
Công ty TNHH đầu tư TMDV Hoàng Việt
Trụ sở chính
Địa chỉ: Số 139 đường Thanh Bình, Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0971 835 658
Email: maytinhhoangviet@gmail.com
Cơ sở 2:
Địa chỉ: Phòng 606, Toà nhà CT5-DN3, Mỹ Đình 2, Quận Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0963 114 132
Cơ sở 3:
Địa chỉ: Số 43 - Ngõ 68 - Đường Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0941 985 658