Tìm hiểu tổng quan về hệ thống mạng nội bộ
Mạng nội bộ là hệ thống mạng máy tính đã quá quen thuộc, nhất là với các doanh nghiệp. Để tận dụng triệt để ưu điểm và duy trì hệ thống mạng nội bộ luôn có hoạt động ổn định nhất thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây bạn nhé!
1. Hệ thống mạng nội bộ là gì?
Mạng nội bộ là hệ thống mạng để kết nối các máy tính, thiết bị trong một phạm vi hẹp thường không quá 100m (nhà ở, phòng học, văn phòng,…). Các thiết bị được kết nối trong cùng một mạng nội bộ có thể chia sẻ dữ liệu, sử dụng chung tài nguyên, truyền lệnh đến các thiết bị ngoại vi như máy in, máy scan, máy fax,…
Nhiều người cũng biết về mạng nội bộ với các tên gọi khác như mạng LAN (viết tắt của từ Local Area Network) hay mạng cục bộ.
2. Cách kết nối trong mạng LAN nội bộ
Để kết nối mạng cục bộ, người ta sử dụng 2 phương thức khác nhau là:
- Mạng dây Ethernet: Các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây cáp mạng. Nếu nhiều mạng LAN cần ghép nối thì sẽ tạo thành mạng WAN diện rộng. Để giao tiếp dễ dàng hơn thì các thiết bị sẽ cần kết nối đến một hoặc một vài thiết bị Router thu phát tín hiệu mạng. Ở cách kết nối này đòi hỏi thiết bị phải có cổng RJ45 hoặc cổng mạng LAN (thường là máy tính bàn, laptop).
- Mạng LAN không dây: Sử dụng công nghệ wifi để kết nối các thiết bị trong nội bộ. Ưu điểm của cách kết nối này là các thiết bị chỉ cần tích hợp card mạng là có thể sử dụng. Bao gồm cả các thiết bị điện tử thông minh như: điện thoại di động, máy tính bảng. Hơn thế nữa, về mặt thẩm mỹ của mạng không dây sẽ có phần vượt trội hơn. Tuy nhiên về mức độ ổn định thì không được đánh giá cao như mạng dây.
3. Các sơ đồ hệ thống mạng nội bộ cơ bản
Mạng LAN cơ bản sẽ bao gồm các loại thiết bị sau đây:
- Thiết bị làm máy chủ hay còn gọi là server mạng nội bộ (có một số hệ thống mạng LAN không cần máy chủ, các máy có quyền ngang nhau). Máy chủ có chức năng để quản lý, kiểm soát và phân quyền truy cập cho các máy khách.
- Các thiết bị hỗ trợ kết nối như: Router, modem, switch mạng nội bộ,…
- Hệ thống máy khách, thiết bị kết nối trong mạng. Ở đây, các thiết bị phỉa đảm bảo đã được tích hợp card mạng NIC (Network Interface Card). Thường thì card mạng đã được lắp đặt sẵn trong laptop nhưng nếu là máy tính để bàn nếu muốn kết nối mạng không dây wifi thì sẽ phải bổ sung thêm bên ngoài.
Về cách setup mạng nội bộ thì có 3 mô hình mạng cơ bản là:
- Mạng hình vòng: Thiết bị bố trí theo hình vòng và chỉ có thể truyền tín hiệu một chiều.
- Mạng hình sao: Lấy máy chủ làm trung tâm và quản lý hoạt động các máy khách xung quanh. Nếu một máy khách hỏng thì không ảnh hưởng đến hệ thống. Nhưng nếu máy chủ gặp trục trặc thì toàn bộ hoạt động sẽ bị dừng lại.
- Mạng định tuyến: Các thiết bị được ghép nối ngang hàng trên một trục cáp chính và bịt 2 đầu bằng thiết bị terminator.
Tùy vào mục đích sử dụng cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn mô hình lắp đặt phù hợp nhất cho mình. Tốt hơn hết là nên tham khảo từ người có kinh nghiệm.
4. Quy trình lắp đặt hệ thống mạng nội bộ
Để có một hệ thống mạng LAN hoàn hảo thì quy trình tiến hành không thể thiếu các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Khảo sát
Công việc khảo sát ở đây sẽ bao gồm việc nắm bắt yêu cầu, mục đích sử dụng, quy mô mạng nội bộ cần thiết lập. Bên cạnh đó là khảo sát về địa hình thực tế cần lắp đặt mạng LAN, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống mạng (đường điện, môi trường xung quanh).
Khảo sát càng chi tiết, cẩn thận thì càng thuận tiện cho các bước lên bản vẽ và thi công về sau này.
Bước 2: Lên bản vẽ thiết kế
Lắp đặt hệ thống mạng LAN phải có bản vẽ cụ thể về cách bố trí thiết bị, đi dây mạng phù hợp với điều kiện thực tế. Đội thợ thi công nếu có bản vẽ thì sẽ có thể đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo sử dụng kỹ thuật chính xác nhất.
Bước 3: Chuẩn bị vật tư
Xác định và chuẩn bị đầy đủ các loại thiết bị, vật tư cần sử dụng trong công trình. Tốt hơn hết bạn nên tính dư ra đề phòng trong lúc lắp đặt bị thiếu sẽ tốn thêm rất nhiều thời gian.
Bước 4: Thi công
Thi công mạng LAN theo đúng sơ đồ đã được lên ở trước. Tốt nhất nếu lắp đặt hệ thống mạng nội bộ cho doanh nghiệp, nên tìm đội thợ chuyên nghiệp để đảm bảo được tính chính xác về chuyên môn, kỹ thuật, cũng là giúp hệ thống vận hành ổn định hơn.
Bước 5: Cấu hình mạng nội bộ
Cấu hình, cài đặt các phần mềm cần thiết hoặc hệ thống tường lửa bảo mật.
5. Làm thế nào để duy trì mạng LAN hoạt động ổn định, hiệu quả?
Mạng nội bộ, nhất là mạng nội bộ doanh nghiệp có vai trò và tác động không nhỏ tới hiệu suất làm việc. Mạng cục bộ duy trì kết nối nhanh chóng, ổn định giữa các máy tính, gia tăng sự kết nối trong công ty và có thể được sử dụng như một công cụ quản lý hữu ích.
Tuy nhiên muốn có một hệ thống mạng với chất lượng tốt, doanh nghiệp đầu tư cần chú ý:
- Thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng chuyên nghiệp, bài bản ngay từ đầu. Phải đảm bảo mạng LAN được lắp đặt gọn gàng, thẩm mỹ, dễ sửa chữa hoặc mở rộng về sau này.
- Tích hợp các phần mềm cần thiết sử dụng trong mạng: tường lửa, diệt virus, phát hiện xâm nhập lạ,…
- Thường xuyên bảo trì hệ thống, bảo hành thiết bị định kỳ. Dù hệ thống mạng có được lắp đặt chuyên nghiệp đến đâu thì sau một quá trình sử dụng, bạn vẫn nên có công tác kiểm tra, sớm phát hiện và khắc phục lỗi, tránh để hậu quả về sau.
Và nếu như doanh nghiệp của bạn đang cần lắp đặt mạng nội bộ chuyên nghiệp, chất lượng, giá thành phải chăng, hãy liên hệ ngay cho Hoàng Việt. Bên cạnh lắp đặt, chúng tôi còn sửa chữa mạng LAN các vấn đề như: mạng nội bộ không nhìn thấy nhau, mất kết nối, hỏng thiết bị, đi lại đường dây mạng,…
Mọi thắc mắc cần tư vấn, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0971 835 658.