Hệ thống mạng cáp quang nội bộ và tất cả những điều cần biết
Hệ thống mạng cáp quang nội bộ có nhiều ưu điểm vượt trội, tính ứng dụng cao mà chi phí lắp đặt ngày một hợp lý, không còn đắt đỏ như xưa. Chính bởi vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu có xu hướng chuyển đổi đầu tư thiết lập hệ thống mạng này để gia tăng độ bền, đảm bảo đường truyền xa và ổn định.
1. Hệ thống mạng cáp quang nội bộ là gì?
Hệ thống mạng cáp quang nội bộ còn được gọi với cái tên ngắn gọn hơn là mạng LAN quang. Ở trong hệ thống mạng này, khác với mạng LAN nội bộ lắp bằng cáp đồng thì sẽ được thay thế bằng cáp quang để làm dây dẫn.
Với mạng cáp đồng thông thường, phạm vi kết nối được giới hạn không quá 100m. Do đó mà mạng LAN thường gắn liền với những quy mô hẹp như trong một văn phòng. Nhưng khi muốn kết nối các thiết bị ở khoảng cách xa hơn như từ văn phòng này sang văn phòng khác, thậm chí là 10 km hay 100km, thì mạng LAN quang sẽ là phương án xử lý tuyệt vời.
Hệ thống mạng cáp quang nội bộ có đường truyền xa, ổn định hơn rất nhiều.
2. Ưu và nhược điểm của hệ thống mạng cáp quang
Khi lắp đặt và sử dụng hệ thống mạng cáp quang nội bộ, bạn cần nắm rõ về cả những ưu và nhược điểm của chúng như sau:
Ưu điểm
- Cáp quang có thiết kế mỏng, nhỏ hơn nhưng dung lượng tải lại cao hơn cáp đồng. Do đó tín hiệu được truyền đi xa hơn, ở khoảng cách dài hơn với tốc độ nhanh hơn.
- Tín hiệu truyền trên mạng cáp quang tốt hơn, ít bị nhiễu, không bị ảnh hưởng bởi môi trường, thời tiết hay các vật làm nhiễu sóng điện từ.
- Mạng cáp quang an toàn, hạn chế được tình trạng chập cháy, độ bền cao.
Nhược điểm
- Quy trình lắp đặt phức tạp hơn, đòi hỏi đội thợ phải có chuyên môn, kỹ thuật cao và sự linh hoạt trong thiết kế lắp đặt ở từng điều kiện thực tế.
- Chi phí lắp đặt cao hơn mạng LAN cáp đồng.
3. Hệ thống mạng LAN quang được sử dụng ở đâu?
Nhu cầu sử dụng mạng LAN ngày càng nhiều, kéo theo đó là phạm vi sử dụng cũng được mở ra rộng hơn. Nếu như chỉ bó hẹp trong khoảng cách không vượt quá 100m, các doanh nghiệp lớn sẽ rất khó để làm việc.
Lấy đơn cử một doanh nghiệp có một văn phòng và một nhà máy hoạt động cách xa nhau. Tuy nhiên nhà máy sẽ cần có dữ liệu từ văn phòng đưa xuống để tiến hành mọi việc. Trong lúc này, mạng cáp đồng sẽ không thể xử lý mà cần đến mạng cáp quang.
Cho nên hệ thống mạng cáp quang nội bộ mang tính ứng dụng cao ở các khu vực có diện tích, quy mô rộng hay phải kết nối ở những khoảng cách xa như: tòa nhà, nhà xưởng, nhà máy, nhà chung cư, khu vực hầm mỏ,…
Mạng cáp quang được sử dụng khi các đường truyền vượt quá 100m. Tốc độ truyền tải dữ liệu không bị ảnh hưởng do khoảng cách dài hay ngắn. Mà ở khoảng cách càng xa, càng cần lắp đặt các đoạn cáp quang dài hơn thì chi phí sẽ cao hơn mà thôi.
Khi lắp đặt mạng LAN quang, đơn vị thi công cũng cần lựa chọn loại thiết bị phù hợp để sử dụng ở từng môi trường khác nhau như: mạng cáp quang trong nhà, mạng cáp quang ngoài trời, mạng cáp quang ở khu công nghiệp, khu hầm mỏ,…
4. Mô hình lắp đặt hệ thống mạng cáp quang
Hệ thống mạng cáp quang nội bộ hoạt động theo nguyên lý chuyển tín hiệu điện sang tín hiệu quang để truyền dẫn rồi lại chuyển tín hiệu quang sang tín hiệu điện để sử dụng.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động cơ bản sẽ là: Internet >> Modem >> Converter quang >> Cáp quang >> Converter quang >> Thiết bị sử dụng.
Cụ thể, để lắp đặt hệ thống mạng LAN quang sẽ cần đến các loại thiết bị, vật tư sau đây:
- Dây cáp quang: Sử dụng cáp 1 sợi (Singlemode) hoặc cáp 2 sợi (Multimode) tùy vào yêu cầu thiết kế để truyền tín hiệu quang thay cho cáp đồng
- Đầu fast connector: Vai trò kết nối dây cáp quang với các thiết bị chuyển đổi quang điện
- Hộp phối quang ODF: Dùng để phân phối, chia các tín hiệu quang tới các thiết bị, khu vực sử dụng.
- Dây hàn quang: Đặt trong hộp phối quang để kết hàn với với dây cáp quang, một đầu có sẵn đầu fast connector.
- Adapter quang: Dùng để nối các đầu fast connector với nhau.
- Bộ chuyển đổi quang điện (converter quang): Tác dụng chuyển đổi tín hiệu điện sang tín hiệu quang và ngược lại.
- Dây nhảy quang: Dùng để kết nối các thiết bị quang.
- Bộ dụng cụ làm quang: Dùng để hỗ trợ thi công bao gồm kìm tuốt sợi quang, dao cắt sợi quang, bút soi quang,…
- Phụ kiện mạng đưa tín hiệu điện đến thiết bị sử dụng: switch, dây nhảy mạng,…
Quy cách lắp đặt hệ thống mạng cáp quang nội bộ sẽ được thiết kế riêng cho từng quy mô, nhu cầu sử dụng. Mức độ phức tạp cũng vì thế mà có sự tăng giảm khác nhau.
Nhưng tốt hơn hết, chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến các công ty thi công mạng LAN uy tín, chuyên nghiệp với đội kỹ sư có chuyên môn cao. Mạng LAN quang có rất nhiều ưu điểm, nhưng phải được lắp đặt và sử dụng đúng cách các loại thiết bị trong hệ thống.
5. Cách xử lý các sự cố khi lắp đặt mạng LAN quang
- Toàn bộ thiết bị trong mạng cáp quang phải được lắp đặt đồng bộ.
- Tốc độ truyền tải sẽ phụ thuộc vào Converter quang. Phổ biến hiện nay bao gồm 2 loại là tốc độ 10/100Mbps (truyền tải tối đa là 100Mbps) và tốc độ 10/100/1000Mbps (tốc độ tối đa là 1000Mbps).
- Kiểm tra lại mối hàn cáp quang khi có sự suy hao tín hiệu, ảnh hưởng đến tốc độ và sự ổn định của đường truyền.
- Dây cáp quang phải được nối thẳng, không gập xoắn như cáp đồng vì có thể gây đứt gãy sợi quang, làm mất tín hiệu hệ thống.
- Nếu bị mất tín hiệu, bạn sử dụng bút lase để soi quang, kiểm tra sợi quang có bị tuội hay đứt gãy ở đâu không.
- Dùng máy đo công suất quang kiểm tra suy hao trên đường truyền, kiểm tra các mối hàn quang, đầu fast connector, jack cắm,…
Vì mạng LAN quang khá khó sửa chữa nếu không có chuyên môn tốt, khi gặp các lỗi phức tạp, bạn vẫn nên gọi đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để xử lý, tránh làm ảnh hưởng thêm đến hệ thống.
Còn nếu như bạn đang cần tư vấn, lắp đặt hay sửa chữa hệ thống mạng cáp quang nội bộ thì hãy liên hệ ngay với Hoàng Việt để được tư vấn. Chúng tôi là chuyên gia trong lĩnh vực thi công mạng, đã xây dựng hệ thống mạng LAN quang cho rất nhiều tòa nhà, doanh nghiệp, khu công nghiệp, lắp đặt mạng LAN trong nhà và ngoài trời.
Công ty TNHH đầu tư TMDV Hoàng Việt
Trụ sở chính
Địa chỉ: Số 139 đường Thanh Bình, Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0971 835 658
Email: maytinhhoangviet@gmail.com
Cơ sở 2:
Địa chỉ: Phòng 606, Toà nhà CT5-DN3, Mỹ Đình 2, Quận Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0963 114 132
Cơ sở 3:
Địa chỉ: Số 43 - Ngõ 68 - Đường Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0941 985 658